Gỗ Sồi là gì? Gỗ Tần bì là gì? Phân biệt giữa hai loại gỗ này
Ngày nay, khi các loại gỗ quý tự nhiên ngày càng khan hiếm. Thì các loại gỗ nhập khẩu như: óc chó, tần bì, gỗ sồi... ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại nước ta. Trong đó có gỗ Tần bì và gỗ Sồi là hai loại có giá thành tương đương và có nhiều điểm chung dễ gây nhầm lần. Qua bài viết này, Nic Desgin xin gửi tới các bạn cách nhận biết và phân biệt hai loại gỗ trên.
Gỗ Sồi nga là gì? Phân biệt gỗ Tần bì và gỗ Sồi
Vân gỗ Sồi và gỗ Tần bì |
Gỗ Tần bì là gì?
Gỗ tần bì có tên tiếng anh là Ask. Đây là một loại cây thuộc họ ô liu với 15 loài khác nhau thường phát triển ở các khu vực có khí hậu lạnh như Bắc Mỹ và Đông Âu. Gỗ có tông màu sáng, vân gỗ có hình elip đồng tâm, chất gỗ mềm. Trên cùng một thân gỗ những phần dát dễ bị mối mọt hơn so với phần lõi.
Các dòng gỗ tần bì được dùng trong nội thất, như: Black Ash (tần bì đen), White Ash (tần bì trắng), Blue Ash (Tần bì xanh), European Ash (Tần bì châu Âu), California Ash (Tần bì california)….
Ưu điểm của gỗ tần bì:
- Gỗ có khả năng chịu lực nén/ ép tốt, chịu được va đập và có thể uốn nắn cong bằng hơi nước.
- Khả năng bám đinh, ốc vít và keo dán rất tốt.
- Gỗ nổi bật với gam màu sáng nên phù hợp với phong cách thiết kế trẻ trung, hiện đại. Đặc biệt, gam màu này tạo cảm giác không gian trở lên rộng rãi hơn.
- Nội thất làm bằng gỗ Tần bì có tuổi thọ cao, có thể kéo dài đến hàng chục năm.
- Gỗ có chất lượng cao, giá thành vừa phải nên phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Giường được làm bằng gỗ Tần bì |
Gỗ Sồi là gì?
Gỗ Sồi tên tiếng anh gọi là Oak là loại gỗ được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ và các nước châu Âu như Anh, Thụy Điển. Gỗ được phát triển ở vùng có khí hậu ôn đới, tập trung nhiều ở 1 số vùng đất ở Mỹ, nên thường được gọi là Sồi Mỹ. Về chủng loại thì Sồi có hai loại đó là gỗ Sồi trắng (White Oak) và Sồi đỏ (Red Oak).
Đặc biệt, gỗ Sồi trắng có cấu trúc khác biệt “dạng chai” các tế bào gỗ có độ gắn kết chặt chẽ được với nhau do đó không cho nước thấm qua. Với đặc điểm ưu việt này gỗ Sồi trắng chống được mục nát và thối rửa rất tốt nên vì vậy gỗ thường được sử dụng để làm đóng thuyền, thùng đựng rượu và nội thất ngoài trời.
Nếu so với gỗ Tần bì thì gỗ Sồi có màu tối hơn. Tom gỗ nhỏ, mịn hơn và có nhiều vân gỗ màu đậm đứt quãng chạy dọc trên thớ gỗ như hạt mưa. Gỗ này có thớ cứng, chặt, khả năng chống mối mọt và chịu lực va chạm bên ngoài tốt hơn Tần bì. Tuy nhiên khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột thì gỗ dễ bị biến dạng hoặc co rút.
Gỗ Sồi đỏ và gỗ Sồi trắng |
Ưu điểm của gỗ Sồi:
- Là dòng gỗ tự nhiên có trọng lượng nhẹ, màu gỗ sáng. Tông màu hiện đại dễ vận chuyển và thi công.
- Gỗ sồi tự nhiên có bề mặt gỗ mịn, vân gỗ đều nhau phù hợp với thiết kế hiện đại ngày nay.
- Trong gỗ có chứa Tanin hạn chế sự tấn công của mối mọt.
- Gỗ sồi có tuổi từ 20 – 30 năm trở lên sẽ được khai thác. Tuy nhiên, cây càng nhiều tuổi sẽ có đường vân đẹp càng đẹp và độ cứng chắc cao. Gỗ lâu năm độ chịu lực càng cao, chống cong vênh hiệu quả.
- Gỗ có đặc điểm cứng, chắc, khả năng chịu lực rất tốt. Khả năng chịu vít tốt nên khi lắp bản lề, đường ray không bị sập sệ như một số loại gỗ khác.
Phân biệt gỗ Sồi và gỗ Tần bì
So sánh giá thành gỗ Tần bì và gỗ Sồi
Nhìn chung trên thị trường hiện nay thì giá của hai loại này không có sự chênh lệch quá lớn. Gỗ Tần bì sẽ có giá thành rẻ hơn, với ưu điểm là đường vân đẹp, rõ ràng hơn. Còn gỗ Sồi giá thành cao hơn nhưng sở hữu khả năng chống mối mọt và độ bền cao hơn.
Gỗ Sồi nga là gì?
Gỗ Sồi nga là loại gỗ Sồi được trồng ở Nga, sau đó được khai thác rồi nhập khẩu về Việt Nam, nhưng thuế nhập khẩu gỗ từ Nga về việt Nam rất cao, nên có thể nói là không có một đơn vị nào nhập khẩu gỗ sồi từ Nga về để kinh doanh do không có lời, hơn nữa gỗ sồi Mỹ và gỗ sồi châu Âu có nhiều ưu thế vượt trội, chất lượng gỗ rất tốt. Do đó, lượng gỗ sồi Nga về Việt Nam rất hiếm.
Vì vân gỗ Tần bì hơi giống vân gỗ Sồi già tuổi có hoành bự (nếu hoành nhỏ thì sồi có vân dạng mưa rơi). Khi lên màu thì rất khó phân biệt 2 dòng gỗ này vì vậy gỗ Tần bì thường được gọi là gỗ Sồi nga.
Vân gỗ Sồi được nhập khẩu từ Nga |
Post a Comment